Tôi đùa giỡn, tôi tập tành, tôi tưởng tượng, tôi..., tôi...,..., làm để sống, không sống để làm.

Cám ơn rất nhiều các anh chị và các bạn đã ghé trang blog của cuoocjsoongs.

CS ưu tiên công việc ở cơ quan và gia đình nên thỉnh thoảng mới vô đây, mong mọi người thứ lỗi cho sự chậm trễ của CS nghe.



Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

AI MUỐN HỌC TIẾNG HUẾ NÈ...


 (Bài đăng từ 1 người bạn gởi qua email)
     CS sinh sống tại Huế mờ đọc bài ni ở phần văn xuôi phía dưới có rất rất nhiều từ cũng không biết nữa đó, hình như phần lớn từ địa phương khó hiểu và ít biết là xuất phát ở vùng quê quanh quanh Huế hoặc những từ có gốc ở Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quãng Bình, Quãng Trị được giữ lại. (cs sai chỗ mô xin mọi người chỉnh cho với nhé).




(hình lấy từ internet)



THƠ VUI VỀ TIẾNG HUẾ 


Đi đâu thi` nói “đi mô”
“O nớ” ám chỉ “Cái Cô” chung trường
“Ốt dột” khi tui nói thương
Có nghĩa “mắc cỡ” má vương nụ hồng.
“Khôn” là đồng nghĩa với không
Chẳng muốn lấy chồng, “khôn muốn lấy dôn”
“Đoản hậu” là “Ác” en ni
Tui đã … im lặng cứ đi theo hoài
Nhà tui còn khoảng đường dài
Có chi noái nấy, ngày mai hết rồi
Trên cao thì nói “trên côi”
“Đi rượng” là lúc sóng đôi như chừ
“Phủ phê” là lúc thặng dư
Như là tình cảm “đã nư”, no đầy
“Như ri” có nghĩa như vầy
… Mô Tê Răng Rứa, em quây … mòng mòng
“Ở nể” đồng nghĩa ở không
Trai hông lí dzợ., không chồng “ế dôn”
Ngu ngu thì nói “”khôn khun”
Dại dại mô tả “đù đù” mặt ra
Còn trẻ thì nói chưa “tra”
Tới tuổi già già khú đế là “ôn”
Có cô thiếu nữ lấy “dôn”
Lấy được ông chồng thăng chức “mụ o”
“Răng chừ” đồng nghĩa “”khi mô”
“Khi mô” có nghĩa khi nào đó thôi
“Khi mô” có cặp có đôi
“Răng chừ” hết cảnh tuổi đời bơ vơ
Đơn côi “cái trốt” dật dờ
Là ôm đầu bạc “”cà ngơ” một mình
Lặng yên thì nói “mần thinh”.
Để nghe len lén duyên tình giăng tơ.
“Mua lửa” thì thật phải lo
Vì là mua chịu ai cho “lửa” hoài
“Mắc lửa” là thiếu nợ dài
“Lửa” chi không thiếu, chẳng phai “lửa tình”
“Sáng mơi” là lúc bình minh
Của ngày kế tiếp, nong tình đem phơi
“Bữa tê” em hẹn lại chơi
Quên bẵng cái việc em mời bữa kia
“Bữa tề” mang lịch ra chia
“Bữa tể” là trước bữa kia hai ngày
“Bữa ni” là bữa hôm nay
Là lúc đương nói hàng hai đây nì
“Mần chi” ai hỏi làm chi
Em muốn làm gi`, “răng hoải mần chi?”
Thế này thì nói “ri nì”
“Rứa tề”, thế đó mần chi đây hè?
Cái cây thì noái cái “que”
Còn ở trước hè lại nói cái “cươi”
Cái “ôn” bản mặt tươi tươi
Ưa đi tán bậy là người “vô duyên”
Lấy chồng răng gọi mụ o ?
Anh trai lấy vợ, mình thành "mụ o"
mụ o hiền hậu khỏi lo
mụ o nhiều chuyện là mụ o “dọn mồm"
Tối qua thi` noái “khi hôm”
Hoàng hôn: “Chạng vạng, nghe run quá trời
Sớm mơi mang “chủi xuốt cươi”
Sài Gòn nghe thấy thì cười bò lăn
Lỡ ưng rồi, biết mần răng !
Cái giọng trọ trẹ…..cũng muốn ăn chung một nồi
Con gái chưa noái đã cười
Bị người ta noái là người vô duyên.
Đọc thơ Cai, thấy đã ghiền
Huế ơi nhớ quá, muốn bay liền ra ngay…



hình từ internet



Tiếng Huế không phải chỉ đơn giản tê mô răng rứa như thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong thơ, nhạc và văn xuôi như những nét chấm phá rất dễ thương để nói về người và xứ Huế; mà nhức đầu, phức tạp, nhiêu khê, đa dạng và phong phú hơn nhiều . Tùy vào từng địa phương của Huế, cách phát âm có chỗ nặng nơi nhẹ; lúc thanh tao khi khó hiểu .
Xin được đơn cử một câu rất Huế, một tâm sự kín đáo giữa hai o đang tuổi lấy chồng: “Tau noái với mi ri nì, ien còn ở dôn, rứa mà bữa tê tề, ien chộ tau phơi ló ngoài cươi, ien kiêu tau vô, bồn tau lên chờn, cái ba . . . ien đẩn . Mi quai chướng khôn ?”
Sở dĩ tâm sự kín đáo vì đây là chuyện riêng của hai người, nói bằng thổ ngữ, nhưng ý nghĩa thì như vầy: “Tao nói với mày như vầy, ảnh còn ở rể, vậy mà hôm kia kìa, tao đang phơi lúa ngoài sân, ảnh kêu tao vào, bồng tao lên giường, rồi ảnh . . . Mày coi có kỳ không ?” .
Chữ đẩn, ngoài ý nghĩa một trong bốn cái nhất của đời người trên còn có nghĩa như ăn: 
“Đẩn cho bưa rồi đi nghể” . Ăn cho no rồi đi ngắm gái . Đẩn cũng có nghĩa là đánh đòn: “Đẩn cho hắn một chặp!”(Đục cho hắn một hồi!) .
Chữ đẩn còn được phong dao Huế ghi lại:
Được mùa thì chê cơm hẩmMất mùa thì đẩn cơm thiu
Xin được thêm một câu ngăn ngắn gần như rặt thổ ngữ của Huế mà, nếu không có . . . thông dịch viên gốc Huế hoặc Huế rặt, e rằng khó mà . . đã thông cho được: 
“Thưa cụ mự, bọ tui vô rú rút mây về đươn trẹt, bọ tui chộ con cọt, rứa mà nỏ biết ra răng, con cọt lủi, lủi năng lắm, bọ tui mờng rứa thê ! Chừ mạ tui cúng con gà, cụ mự qua chút chò bui .”
(Thưa cậu mợ, bố con vào rừng rút mây về đan rá (hoặc nia), bố con thấy con cọp, vậy mà chẳng biết sao; con cọp chạy trốn, chạy lẹ lắm; bố con mừng quá . Giờ mẹ con đang cúng con gà, cậu mợ qua chút xíu cho vui) Khó hiểu chưa ? !
Thổ ngữ ở Huế thì nhiều lắm và cũng lạ lắm, và vì tiêu đề của bài này là lan man về những thổ ngữ đó, nên xin được nhẩn nha tìm lại chút ít những gì đã mất và ôn lại những gì đang còn xài .
Vì trang báo có hạn, không thể giải thích từng chữ một, nên trong bài này, xin được ghép thổ ngữ thành từng câu, từng nhóm thổ ngữ, vừa đỡ nhàm chán lại ra câu ra kéo, có đầu có đuôi hơn: 
“Đồ cái mặt trỏm lơ mà đòi rượn đực!”(Thứ mặt mày hốc hác mà đòi hóng trai) Độc chưa ?
O mô mà lỡ mang cái nhãn không cầu chứng tại tòa này chắc phải ở giá hoặc phải chọn kiếp . . . tha hương may ra mới có được tấm chồng .
Chữ rượn gần đồng nghĩa với câu con ngựa Thượng Tứ, câu này cũng độc không kém . Thượng Tứ là tên gọi của cửa Đông Nam, bên trong cửa này có Viện Thượng Kỵ gồm hai vệ Khinh kỵ vệ và Phi kỵ vệ chuyên nuôi dạy ngựa cho triều đình Huế . Vì thế gọi ngựa Thượng Tứ có nghĩa bóng bảy xa xôi rằng con đó nó ngựa lắm, nó lắm, nhưng thâm thuý hơn nhiều 
“Mệ cứ thộn ló vô lu, còn lưa, tui này lại !” (Bà cứ dồn lúa vô khạp (cho đầy), còn dư ra, con mua lại) .
Chữ lưa cũng còn có nghĩa là còn đó như trong hai câu trong bài ca dao Huế: Cây đa bến cộ (cũ) còn lưa (còn đó)
Con đò đã khác năm xưa tê rồi
Này lại (mua lại); tiếng này thường chỉ dùng nơi xóm giềng, thân cận; tương đương với chữ nhường lại, chia lại, mua lại . Chứ không dùng ở chợ búa hoặc nơi mua bán um sùm Đập chắc lỗ đầu, vại máu! (Đánh nhau bể đầu, toé máu!)Thương bọ mạ để mô ? Để côi trốt! Chắc chúng ta cũng thường hay hỏi lũ con lúc chúng vừa tập nói, vừa biết tỏ tình thương đối với cha mẹ, câu này có nghĩa: “Thương bố mẹ để đâu ? Để trên đầu!” Rồi đưa ngón tay chỉ chỉ, miệng cười cười, nghe hoài không biết chánTra trắn rứa mà còn ở lỗ! (Chững chạc, già đầu vậy mà còn cởi truồng) . Ở lỗ cũng xuất hiện trong câu phương ngôn “ăn lông ở lỗ” hoặc “con gái Nam Phổ, ở lỗ trèo cau!”Lên côi độn mà coi (Lên trên đồi mà xem .) Chữ coi về sau này đã phổ biến đến nhiều địa phương khác . Mự đừng có làm đày! (Mợ đừng có lắm lời, thày lay) . Riêng chữ cụ mự thường là dùng cho cậu mợ . Người Huế ít dùng chữ cụ để chỉ người già vì đã có chữ ôn hay ông . Điển hình như cụ Phan Bội Châu với chuỗi ngày “an trí ” ở Huế, dân Huế đã có tên gọi ông già Bến Ngự, hoặc trong ca dao Huế, khi nói đến cụ Phan: Chiều chiều ông Ngự ra câu
Cái ve cái chén cái bầu sau lưng
Chộ chưa ? Nỏ chộ ! (Thấy chưa ? Không thấy !) Nỏ là lối phủ nhận gọn gàng pha chút giận hờn, chanh cốm như chả biết, chả ăn, chả thèm vào ! Hắn mô rồi ? Nỏ biết ! Chữ nỏ biết ở đây pha chút, chút xíu thôi sự phủi tay về cái chuyện hắn đang ở đâu ! Tục ngữ Huế: Có vỏ mà nỏ có ruột .Khóc lảy đảy, không biết ốt dột ! (Khóc ngon khóc lành, không biết xấu hổ!) .En dòm tui, tui dị òm ! (Anh ấy nhìn tôi, tôi thẹn quá !) Chữ òm người Huế vẫn thường dùng để bổ túc cho cái phủ định của mình: Ngon không ? Dở òm !O nớ răng mà không biết hổ ngươi ! (Cô đó sao mà không biết mắc cỡ !) Hổ ngươi cũng là tên của cây trinh nữ, cây mắc cỡ . Cũng như xấu hổ, thẹn, mắc cỡ thì ốt dột, dị và hổ ngươi có nghĩa khác nhau tuy chút ít nhưng tinh tế, nhẹ nhàngChiều hắn cho gắt, hắn được lờn !: Chiều nó cho lắm vào, nó làm tới . Mời ôn mệ thời cơm: Mời ông bà dùng cơm .Mệ tra rồi mệ chướng: Bà ấy già nên sinh tật . Chữ chướng, người Huế cũng thường dùng để chỉ mấy đấng nhóc tì khóc nhè, bướng bỉnh hoặc các vị có lối nói, cách hành xử ngang như cua .Ăn bụ cua cho hết đái mế: Ăn vú cua cho hết đái dầm . Chữ bụ cũng dành cho người và các loài có vú khác . Bụ mạ là vú mẹ, bọp bụ là bóp vú .Bữa ni răng tau buồn chi lạ, buồn dễ sợ luôn ! (Sao hôm nay tao buồn quá, buồn quá trời luôn !) . Dễ sợ, với người Huế không đơn thuần ở nghĩa thấy mà ghê ! hoặc khủng khiếp quá !, mà còn có nghĩa, thí dụ: Con nớ đẹp dễ sợ !: Con bé đó đẹp quá trời !Răng mà cú tráu rứa tê ?
: Sao mà cộc cằn quá vậy ? Chữ cú tráu nếu phát âm đúng với giọng Huế thì nghe nặng hơn chữ cộc cằn nhiều, có lẽ phải gom thêm mấy chữ như thô lỗ, vũ phu thì mới lột tả được hết nghĩa .

                                                                                                                                                             
Huế nói trại :

Nói trại là nói sai giọng, không đúng âm theo giọng viết, nói trại đôi khi cũng dùng trong trường hợp “nói khác đi, nói cách khác” . Cách nói bị biến âm này rất phổ thông ở Huế, nhất là dân cư vùng biển . Nói trại làm cho âm thanh nặng hơn, khó hiểu hơn .
Con tâu tắng ăn ngoài bụi te tức là con trâu trắng ăn ngoài bụi tre . Tời tong tẻo, nước tong veo: Trời trong trẻo, nước trong veo .
Hầu hết những từ bắt đầu bằng “nh” đều được người Huế nói trại thành “gi”: già (nhà) . 
Giớ già giớ vợ ở già: Nhớ nhà nhớ (luôn) vợ ở nhà!
Những từ bắt đầu bằng “s” thì nói trại ra thành “th”: 
Ăn thung mặc thướng:Ăn sung mặc sướng hoặcThầy gòn là Sài gòn, hoặc nữa: Noái năng thòng phẳng: nói cho sòng phẳng, rõ ràng . Lối phát âm của người Huế không xác định được âm cuối là “n” hay “ng”: Con thằng lằng chép miệng thở thang!: Con thằn lằn chép miệng thở than!
Những chữ có âm “o” thường nói trại ra “oa”: 
Xa voài voại, noái khôn tới, với khôn được, ngó khôn chộ: Xa vòi vọi, nói không tới, với không được, nhìn không thấy! Hoặc nữa: Đi coai boái, thầy boái noái đi coai cái voài voai Đi coi bói, thầy bói nói đi coi cái vòi voi.

Những chữ có âm “ô”, người Huế thường nói trại thành âm “u”: 
Thúi trong thúi ra: Thối từ trong ra ngoài. Túi lửa tắt đèn: Tối lửa tắt đèn.Nậy rồi mà mũi rãi thò lò !: Lớn đầu mà mũi rãi lòng thòng ! Chữ thò lò cũng đã góp mặt trong ca dao Huế:Học trò thò lò mũi xanh
Cầm cái bánh đúc chạy quanh nhà thầy !Vô rú mà đốn săng: Vào rừng mà đẵn gỗ . Săng cũng đã góp mặt trong mấy câu hò giã gạo với lối đối đáp rất “văn hóa” của Huế:
Bên nữ:
Lẻ củi săng chẻ ra văng vỏ
Bỏ vô lửa đỏ than lại thành than
Trai nam nhân chàng mà đối đặng
Thiếp xin kết nghĩa tào khang trọn đời
Nghĩa: Cây củi gỗ chẻ ra văng (Văn) vỏ (Võ), thảy vô lửa thì thành (Thành) than (Thang) . Cái kẹt là ý lại thâm hậu, cao xa hơn nhiều: Văn, Võ Thành, Thang là những vị vua thời Tam Đại, Tây Châu bên Tàu .

Bên Nam:
Trâu ăn giữa vạc ló lỗ
Đã ngụy chưa tề !
Nam nhân chàng đã đối đặng
Thiếp đã chịu theo chàng hay chưa ?
Nghĩa: Con trâu (Trâu) ăn giữa vạt lúa trổ (Lỗ), sao kỳ quá vậy ? Ý ư, cũng điển tích như ai: Trâu, Lỗ, Ngụy Tề là bốn nước thời Xuân thu Chiến Quốc cũng ở bên Tàu luôn . Còn hai người có “tào khang” với nhau được hay không là chuyện . . . của họEn trên rầm thượng bổ xuống, nằm ngay đơ cán cuốc, phải địu đi nhà thương !:Anh ấy té trên rầm thượng té xuống, nằm cứng như cán cuốc, phải bồng, cõng đi nhà thương !
Rầm thượng là gác lửng, hay kho chứa bên dưới mái nhà ? Ở Huế, rầm thượng không phải là chỗ ngủ nghỉ mà là nơi chứa những đồ gia dụng đáng giá nhưng phải cỡ nhỏ, vì không có lối lên . Muốn lên rầm thượng, phải bắc thang; thân phụ tôi đã dùng rầm thượng để cất giữ những đồ cổ vừa phải, không qúy lắm .Còn nếu qúy nữa thì bỏ vào rương xe, một thứ tủ thấp đóng bằng gỗ thật dày, có nắp đậy, có luôn 4 bánh xe để đẩy vì khiêng không nổi, nặng quá mà ! Mặt bằng của rương xe là cái đi-văng, tối tối cứ trải chiếu nằm ngủ trên đó là khỏi lo trộm đạo
Nước mắt chặm hoài không khô, răng khổ ri nì trời !: Nước mắt lau, thấm hoài không khô, sao khổ vậy nè trời ! Chữ chặm cũng đã lãng đãng trong mấy câu hò giã gạo, mà vì não nùng ai oán quá, nghe hò xong e phải . . bỏ chày luôn:Hai hàng nước mắt như mưa
Cái khăn lau không ráo
Cái áo chặm không khô
Công anh đổ xuống ao hồ
Quì thưa bẩm dạ thuở mô đến chừ !
Mặt mày chạu bạu, ai chịu cho thấu !: Mặt mày một . . đống, ai chịu cho nổi ! Chữ thấu cũng có nghĩa là tới: Kêu trời không thấu: Kêu không tới trời; Vô thấu trong Thầy gòn: Vô tuốt trong Sài gòn . Mả cha cái thằng vô hậu: Tiên sư cái thằng đoảngĂn trầu cơi thiếc: Ăn trầu (để) trong hộp, quả bằng thiếc . Cái cơi thiếc cũng đã đi vào tục ngữ Huế: Uống nước chè tàu, ăn trầu cơi thiếc.“Mả cha mi” là tiếng chửi, lời nhiếc mắng rất thông dụng ở Huế, đồng nghĩa với “mồ cha mày” . Lối chửi này ít thông dụng ở những địa phương khác .Đi xe hay đi chưn xuống rứa ?: Đi xe hay đi bộ xuống đây vậy ?Túi thùi thui, có chộ chi mô !: Tối quá, không thấy gì hết!Rạt gáo rồi mà còn làm le làm gió !:Cạn túi rồi mà còn làm chảnh, làm sang !Ăn đoại cơm hến, uống đoại nước chè: Ăn tô cơm hến, uống bát nước chè (xanh) .
Tục ngữ Huế: 
Ăn lưng đoại, làm đoại lưng (làm muốn gãy lưng !) .
Cơm hến, chẳng có chi cầu kỳ, nhưng nhiều mùi vị với lưng bát cơm nguội, rau sống, thân chuối non, rau mùi xắt nhuyễn, nước luộc hến chan vô, cho chút xíu ruốc, bỏ chút ít hến xào, thêm vài trái ớt, đúng với cái ít ỏi của Huế .
Error! Filename not specified.
Bữa ni đi kéo ghế: Hôm nay đi ăn nhà hàng . Người Huế, nhất là ở thôn quê, thường dọn cơm trên phản, trên tấm ngựa . Không dọn trên bàn nên khỏi có cái vụ kéo cái ghế mà ngồi vào bàn . Vì thế, mỗi khi được dịp đi ăn ở quán, ở nhà hàng thì gọi là đi kéo ghế .
Huế làm đày làm láo, Huế nói chữ 
Vâng, người Huế, nhất là mấy o, mấy mệ thì ưa ăn nói văn hoa chữ nghĩa, ưa đa sự đa lự, ưa . . .
 làm đày làm láo, tức ưa xảnh xẹ, ưa nói lý nói sự, nói dông nói dài . Thêm vào đó, phải nói cho hay, khi trầm khi bổng, lúc nhặt lúc khoan thì “tụng” mới phê !
Cái phong cách noái lặp đi lặp lại của người Huế vừa như là một cách nhấn mạnh, vừa có vẻ dạy đời lại vừa mang nhiều ý nghĩa khác, xa xôi hơn, thâm thúy hơn nữa.
Để mô tả cái sự lanh chanh lắm, xí xọn quá, lu bu lắm . Người Huế ít khi dùng chữ lắm hay chữ quá mà dùng điệp ngữ:
Cái con nớ, lanh cha lanh chanh ! Mấy mụ o giọn (nhọn) mồm tức mấy bà chị chồng mỏng mép của Huế vẫn đôi khi chê em dâu: Răng mà hắn vô phép vô tắc rứa hè !: Sao mà nó vô phép quá vậy!
Về màu sắc, người Huế thường có lối nói điệp ngữ để nhấn mạnh:
 xanh lè lè, đỏ lòm lòm, đen thùi thui, vàng khè khè, tím giắt giắt (tím ngắt) .Bởi, cà rịch cà tang rứa mà đoài làm giôn !: Vậy đó, tà tà, lè phè vậy mà đòi làm rể !
Còn nữa, để than trách ông trời sao mưa lâu quá, mấy o ngồi chỏ hỏ trong nhà dòm ra, chép miệng than dài than ngắn: 
Mưa chi mưa mưa thúi đất thúi đai !.

Một bà mẹ tụng cô con gái, một bà chị cả mô-ran cô em thứ mà nghe cứ như là đang đọc một bài đồng giao với vần điệu, trầm bổng cũng là một trong những sinh hoạt dưới mái gia đình:
Mi phải suy đi nghĩ lại cho kỹ ! Mi coi, là con gái con lứa, đừng có đụng chăng hay chớ, cũng đừng lật đa lật đật, cũng đừng có mặt sa mày sỉa . Bọ mạ thì quần ống cao ống thấp, tất ba tất bật để nuôi mình . Tau thấy mi rứa, tau cũng rầu thúi ruột thúi gan !
Cái thông điệp cho thằng em trai thì: Năm tể năm năm tê, mi còn lẩm đa lẩm đẩm, mũi rãi thò lò, chừ mi nậy rồi, phải biết ăn biết noái, biết goái biết mở, vô khuôn vô phép . Chớ mai tê mốt nọ mi nên vai nên vế, nên vợ nên chồng, làm răng mi bông lông ba la hoài như cái đồ trôi sông lạc chợ cho được ?!
Mấy ôn, khi giáo huấn con cháu, vẫn thường trích dẫn ca dao, tục ngữ để đệm thêm cho ý tưởng của mình: 
Đó, mi thấy đó . Ai ơi chớ phụ đèn chai, thắp trong Cần Chánh rạng ngoài Ngọ Môn . Mi đoảng, mi vô hậu, được bèo quên rá, được cá quên nơm; thì mi lấy ai mà bầu bạn, lấy mô mà tri kỷ !
Xa Huế đã lâu lắm rồi, từ ngày vừa biết tập tành đi nghễ mấy o Đồng Khánh, vừa ngấp nga ngấp nghé muốn vào (nhưng sợ bị chưởi) nhấm nháp thử ly cà phê đen sánh của cà phê Phấn, nơi mà các anh hùng trong thiên hạ vẫn tấp nập ra vào; và cũng vừa biết để dành tiền để mua những tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn tại nhà sách Ưng Hạ . Phong cách Huế không ít thì nhiều cũng đã phôi pha, thổ ngữ Huế cũng không mấy khi có dịp để dùng lại cho đỡ giớ, cho khỏi quên; thành ra cũng xao lãng đi nhiều . Trong cái xao lãng bỗng có ý nghĩ muốn tìm lại, noái lại tiếng noái của thời cũ rích cũ rang nhưng đằm thắm đó . Cho nên chỉ xin được ghi lại đây những gì còn nhớ mài mại, để gọi là khơi lại chút âm thanh của những ngày xưa cũ .





hình từ internet




33 nhận xét:

  1. "...ien đẩn"? Chữ ien thì tui biết nhưng chữ "đẩn" la làm chi rứa o hè?
    Tui có nghe cấu nói: " o mô ngựa là tau đẩn cho một trận hết ngựa luôn" mà khôn hiểu chi hết o nờ. Phiền o giảng cho tui với.
    Bài viết hay quá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. R ni hoải chi mờ khó rứa trời!!! đè cấy từ o không biết mờ hoải, chơi ác! Từ từ để đó chờ o đi hoải lại tác giả đã hí. Mờ o cũng tự thú là hơi đoản, tại quên hoải tên tác giả là ai rồi cấy bài ni xuất xứ ban đầu ở chỗ mô nơi tề. Chiệu khó chờ coai có ai biết vô giảng giùm...

      Xóa
    2. Bơi o CS nì. Chú R hoải hơi nghiệt. Dưng tui giúp o hí. "ngựa" nghìa tương tợ dư "rượng". " O mô ngựa" là o mô ham đi rượng (với trai} CS ạ. Hihihi

      Xóa
    3. 1. To R:
      Chữ "đẩn" tác giả đã giải thích rất kỹ, R chiệu khó đọc lại đi nhé. Tối vui.
      2. To NVK:
      NVK giải thích như rứa chỉ mới được có 1 phần của chữ "ngựa", cứ tiếp tục tìm hiểu thêm đi nhé. Tối vui.

      Xóa
  2. Xa Huế lâu,được đọc bài viết về tiếng Huế,nhớ quê chi lạ...thật tuyệt,càm ơn tác giả và CS nhé,tuy có vài chỗ mình còn hơi lấn cấn,vd 'rú'chưa phải là rừng,"độn" không nhất thiết là đồi,"hai đứa đặp chắt ngoài tộ tọt..."thông dụng ở Quảng Trị thôi.....Chủ nhật thật vui nhé CS!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc bài ni cs thấy có nhiều từ hình như ko phải của Huế, ví dụ: "nỏ chộ" là Quãng Bình,...Nhớ quê thì về thăm quê đi. Tối vui.

      Xóa
    2. anh koa choi facebook ko chi em tieng hue voi em thay tieng hue rat la ly thu

      Xóa
    3. anh koa choi facebook ko chi em tieng hue voi em thay tieng hue rat la ly thu

      Xóa
  3. "Chi mô răng rứa, em ơi
    Nghe xong anh chạy. lấy hơi lao vào"
    Hề.. hề..., à, LB có trả lời comt của CS bằng mấy câu thơ 'ghẹo' và đã được đăng chính thức (entry 370). Hình trên cùng đẹp quá, CN vui nghen.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tí qua coai LB ghẹo chiện chi. Hình trên ở biển Cửa Đại sau đợt bão, cs thích hình nớ vì sau lưng là biển gầm gào, trên đầu trời ko nắng lắm nhưng rất hanh và chói, dưới chân có thể gãy đổ bất cứ lúc nào,... hì hì. Tối vui.

      Xóa
  4. Em cũng có hơn 2 năm học tập ở Huế bạn nì, mình rất thích cuộc sống, tính cách và giao tiếp của người Huế, giờ sang đây để nhớ về Huế và học Tiếng Huế nì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Muốn học tiếng Huế phải noái chuyện với người Huế, hì...Tối vui nhé.

      Xóa
  5. O coi giúp tui bài ni có trúng không hí ! Cám ơn O về bài viết làm tui quay quắt vì dớ !!
    Đi mô rứa
    Em là ai, tới chỗ ni chi rứa?
    Đứng chờ ai mà run rẩy như ri
    Bước lại đây, áo khoác ni đủ ấm
    Đừng ngại chi, đừng ôm gió vô mình
    Em đi mô, răng mà bị mộng du
    Tới mần chi chỗ sũng sương mù
    Mược* gió, muợc* sương, con đường xưa chưa cộ*
    Anh còn đợi, còn chờ mà em mô nỏ thấy
    Chừ lại trách anh, răng trễ hẹn rứa tề?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì... aHSV hoải cs thì cũng như không, tại có vài từ cs thấy quanh mình chưa nghe ai noái, ví dụ chữ "sũng, nỏ", cs đoán "sũng=trũng", còn chữ "nỏ" hay nghe người Quãng Bình noái,
      Cuối tuần vui vui nhé.

      Xóa
  6. Đọc xong bài mà cũng thấy lạ ...những điều thường ngày mà mình thường không suy nghĩ tới ...hihi...-Không hiểu sao tiếng Huế lại nói thiếu dấu và thay âm nhiều thế nhỉ -

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật ra nếu đúng tiếng Huế thì rất nhẹ. Phần bài thơ mô tả phần lớn đúng, còn phần văn xuôi ở dưới có nhiều từ hình như ko phải của Huế. Cuối tuần vui vui nhé.

      Xóa
  7. Một bài nói về tiếng địa phương rất công phu,nói chung tiếng Việt ba miền cũng có những từ khác nhau về phát âm, cách viết,do đó thực dân Pháp mới âm mưu chia rẻ ba miền là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ để dể bề đô hộ. Hiểu như vây nên là người VN chúng ta phải học hết các tiếng ở các miền khác để dễ bề thông cảm và hiểu nhau khi nói chuyện , đó cũng là biểu thị lòng yêu nước CS a. Chúc CS vui cuối tuần nha . Thân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Học làm chi aHT ơi, cứ ngao du sơn thủy mỗi nơi định cư một ít thì hiểu được hết, hì hì...cs nhớ lần đầu tiên vào Phù Mỹ (Bình Định) nghe học trò bà chị nói cứ ríu rít như chim ko hiểu chi hết, mấy chị đó cũng nói nghe cs nói ko hiểu chi hết, thế rồi ở chơi đúng 1 tháng hè dần dần nói chuyện hiểu hết. Cuối tuần vui vui nhé.

      Xóa
    2. anh oi anh koa choi fb ko chi em noi tieng hue voi em thay tien hue rat la ly thu

      Xóa
    3. anh oi anh koa choi fb ko chi em noi tieng hue voi em thay tien hue rat la ly thu

      Xóa
  8. Một bài viết về ngôn ngữ rất hay, cãm ơn CS đã cho anh biết nhiều về tiếng Huế, một thứ tiếng mà anh gặp rất nhiều khó khăn khi giao tiêp.Cuối tuần vui nha . Thân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì... tiếng nào chưa quen cũng khó khăn hết á, tiếng Huế thường hay bị mọi người chọc lắm, mô tê răng rứa... đó. Cuối tuần a vui nhé.

      Xóa
  9. Cuối tuần vui thật nhiều nhiều nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tks QLĐ nhé, trong 1 tuần cs chỉ có thích 2 ngày cuối tuần thôi, những ngày này mới là của mình. Vui thật nhiều nhé.

      Xóa
  10. O tê ơi, đang ở mô? làm cái chi rứa?
    Hì..., tối t7, LB mang câu chuyện sang tặng cho 'chi mô răng rứa' đọc cho vui nhé:
    "Truyền thuyết rằng, trong dãy Tuyết Sơn ở Tây Vực (bên Tàu), có đỉnh Thiên Sơn mơ hồ, trên đó có một cung điện nguy nga, được gọi là Linh Tựu Cung.
    Cảnh ở đó đẹp đến nỗi mà hậu thế có các câu thơ sau đây:
    Minh nguyệt xuất thiên sơn
    Thương mang vân hải gián
    Trường phong kỷ vạn lý
    Xuy độ ngọc môn quan
    Tạm dịch:
    Trăng sáng rọi Thiên Sơn
    Bồng bềnh giữa biển mây
    Gió đưa mấy vạn dặm
    Thổi đến Ngọc Môn quan.
    Ở đấy có một môn phái gọi là ‘Tiêu Dao phái’, do Tiêu Dao lão tổ sáng lập. Võ công của Tiêu Dao phái rất quái dị, như: Bát Hoang Lục Hợp Duy Ngã Độc Tôn Công, Bắc minh thần công, Lăng ba vi bộ, Thiên Sơn chiết mai thủ, Thiên Sơn lục dương chưởng, Sinh tử phù…
    Ông có 3 đệ tử. Nam là Vô Nhai Tử. Nữ là Lý Thu Thủy và Thiên Sơn Đồng Lão, cả 2 đều đẹp như thiên tiên giáng hạ. Vô Nhai Tử rất đẹp trai, hào hoa, là thiên hạ đệ nhất võ công, bao gồm cả cầm-kỳ-thi-họa. Cả 2 nàng đều đem lòng yêu chàng.
    Vì ghen tuông, trong lúc Thiên Sơn Đồng Lão đang luyện môn ‘Bát Hoang Lục Hợp Duy Ngã Độc Tôn Công’ thì Lý Thu Thủy tác động làm nàng bị tẩu hỏa nhập ma, thân hình co lại chỉ còn là em bé 9 tuổi, suốt đời; ngược lại, Lý Thu Thủy cũng bị nàng băm nát mặt, trông xấu xí như Chung Vô Diệm. Mỗi khi luyện công (khoảng 30 năm 1 lần), nàng trở thành mềm oẹt như một em bé sơ sinh, phải hút máu người, mỗi ngày lớn thêm 1 tuổi, chẳng hạn, phải chờ 90 ngày sau, nàng mới có công lực của một bà lão 90 tuổi, vì thế người ta gọi nàng là ‘Thiên sơn đồng lão’. Mặc dù Vô Nhai Tử chết đã lâu rồi, nhưng 2 nàng vì ghen tuông mà sinh ra vô cùng độc ác, đẻ ra một mối thù bất cộng đái thiên và đánh giết nhau cho đến năm 90 tuổi thì bị ‘đồng quy ư tận’ (= cùng chết một lúc). Lúc hấp hối, họ mới phát hiện ra là chàng hoàn toàn không yêu bất cứ ai trong 2 người, mà lại yêu người thứ ba – đó là em gái của Lý Thu Thủy, ha.. ha.. ha… Nàng này sinh ra Vương phu nhân, Vương phu nhân sinh ra Vương Ngữ Yên, tức là người yêu của Đoàn Dự, và nàng đẹp đến nỗi được chàng gọi là ‘Thần tiên tỉ tỉ’.
    Ngày nay, lão bá tánh thường nhìn lên Linh Tựu Cung với sáng chiều sương mù bao phủ, vào ban đêm, xa xa, thoạt ẩn thoạt hiện có bóng 2 người bay lượn như ma trơi, hay có bóng một nàng tiên nữ đang múa khúc nghê thường, mà toát lên mối tình-thù rực cháy và vẻ đẹp kỳ diệu vô thường của nàng ‘Thần tiên tỉ tỉ’)".
    Hề..hề..., tối vui nghen CS.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. O đây, đang ở blogspot, trả lời còm, hì hì...
      Trước hết vô cùng củm ơn aLB đã tặng cho câu chuyện, đọc mờ phải nhớ tới mấy đời, phục NGLB đó nhé, khi mô cũng truy cho tới cùng gốc gác, noái chung chỉ cần bây chừ đây đang có nàng "thần tiên tỉ tỉ" vô cùng xinh đẹp để mình ngắm, rứa là được rồi, hì hì...
      Tối vui nhé aLB.

      Xóa
  11. Gia đình chồng em là gốc Huế đó chị ui. Nhưng vào Nam lâu rùi. Em chưa ra Huế lần nào. Nhiều khi về thăm nhà chồng , ba mẹ nói có khi em hổng hiểu, cứ hỏi lại hoài.
    Em nghe người ta hay bảo nhau mấy mụ gia người Huế khó lắm. Em lại là dân gốc miền Tây, nên nói chung hơi...loi nhoi tí. Vậy mà, không biết em hên hay sao í, ba mẹ chồng em dễ lắm, xem em như con cái trong nhà. Sai thì chỉ dạy lại, chứ không có la mắng gì hay cao thấp gì ghê gớm như người ta hay bảo.
    Em qua nhà chị làm quen, bài này chắc em phải đọc nhiều lần mới may ra nhớ hết một số tiếng địa phương để tết năm sau về thăm mẹ chồng, em nói cho mẹ chồng em...giật mình chơi !
    Chúc chị chủ nhật vui vẻ cùng gia đình chị nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐT cứ học đi nhé, mẹ chồng nghe xong thương thêm chứ ko giật mình mô, hì hì...Tối vui nhé.

      Xóa
  12. . Tiếng Huế trúc trắc khó nghe
    Em về với Huế cười huề là xong .........O hỉ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TML cứ noái chuyện với 1 cô gái Huế sẽ biết khó hay dễ nghe liền. Có lần cs nghe 1 hướng dẫn du lịch người SaiGon noái rằng "con gái Huế ko đẹp bằng con gái miền Tây hay HaNoi nhưng có giọng nói rất hay, nghe 1 lần là nhớ hoài", hì hì... Tối vui nhé.

      Xóa
  13. Sang thăm và chúc bạn một ngày bình an và nhiều niềm vui

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tks MCT nhé. Chúc bạn cuối tuần vui ơi là vui.

      Xóa
  14. Mình dân An Cựu nì. hehe, đọc thấy vui ghê luôn.

    Trả lờiXóa