Tôi đùa giỡn, tôi tập tành, tôi tưởng tượng, tôi..., tôi...,..., làm để sống, không sống để làm.

Cám ơn rất nhiều các anh chị và các bạn đã ghé trang blog của cuoocjsoongs.

CS ưu tiên công việc ở cơ quan và gia đình nên thỉnh thoảng mới vô đây, mong mọi người thứ lỗi cho sự chậm trễ của CS nghe.



Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

MỘT NGÀY KHÔNG XA...




     Rời mái trường Quốc Học thân yêu chúng tôi tản mác mỗi đứa mỗi nơi, quá nửa cuộc đời mới bắt đầu biết thông tin của nhau qua cửa sổ FB. Lần này PT từ một nơi xa rất xa trở về thăm quê, chúng tôi hẹn gặp nhau ở 1 quán cà phê thoáng mát trong nội thành Huế. Tôi, Phượng ở Lào vừa về, cả hai lững thững tìm vị trí ngồi thì PT từ phía sau “Phượng, Thanh”.


     Lâu thật là lâu, từng ngồi cùng trong một lớp trên bốn năm, đây là lần đầu tiên chúng tôi đối mặt chuyện trò. Trông PT mập hơn, phong độ hơn, khuôn mặt vẫn giữ nét bầu bĩnh trẻ con, chỉ có mái tóc không dấu nỗi bụi thời gian. Lạ thật, bên nhau tất cả chúng tôi vẫn cứ như xưa, không hề cảm nhận được sự lớn lên, sự già đi của mình, vẫn cứ “mi, tau, thằng nớ, con tê,…”. Lòng tôi chộn rộn một niềm vui khó nói nên lời. Trong đầu tôi hiện lên hình ảnh PT ngày nào…



     Ngày mới đến học ở Tiểu Chủng Viện, cơ sở này hình như vừa bàn giao cho nhà nước và chúng tôi là những học sinh đầu tiên được chuyển đến, trong tất cả các phòng học, thư viện, tiền sảnh, hậu sảnh,… ở đâu trên cao cũng có câu khẩu hiệu rất lớn “KHOA HỌC LÀ CỦA CHÚA”. Giờ ra chơi tôi đứng trên ban công tầng ba nhìn xuống, PT áo sơ mi trắng ngắn tay, quần tây xanh xăn trên gối, tay cầm cái rá nhỏ lội bì bõm trong bể cá lớn cùng hai bạn khác say sưa đuổi bắt những chú cá. Có lẽ do khoảng cách khá xa nên trông PT như đứa trẻ lên chin lên mười đầy nghịch ngơm, khác xa với hình ảnh thường ngày trong lớp, lúc nào cũng điềm đạm ít nói và học rất giỏi. Tôi thích thú dõi theo để chờ xem bạn bắt được những gì…

     Hơn ba mươi năm trôi qua, hồi đó chúng tôi chịu sự chi phối của quy luật đào thải dã  man do các nhà giáo dục đặt ra, một thứ quy luật đầy nghiệt ngã cho những đứa học trò ngây thơ ngơ ngáo vô tư như chúng tôi: cấp hai hằng năm phải thi lại hết cùng với tất cả các trường trong tỉnh để tuyển lại, cấp ba mỗi năm loại ra năm đứa. Sau này khi có dịp cùng chuyện trò với một trong những thầy giáo từng chủ nhiệm khối chuyên, thầy đã tâm sự cùng chúng tôi rằng mỗi năm có một dịp thầy khổ sở nhất đó là đưa ra quyết định năm cái tên nào sẽ phải ra đi. Dẫu ai đi ai ở, với chúng tôi những ai đã từng học cùng nhau mãi mãi là bạn của cùng một lớp, lớp chuyên toán.



     Như đàn chim vỡ tổ bay đi khắp nơi trên quả cầu xanh, đây là dịp chúng tôi thăm hỏi tình hình của nhau, ai buồn ai vui, ai thành công ít ai thành công nhiều khó có bàn cân nào để đánh giá. Duy nhất có một điều. Trong đầu chúng tôi lúc này đây ai cũng nghĩ về một ngày,,,, một ngày không xa, một ngày chúng tôi quy tụ, tạm thời gác công việc qua bên, dành trọn một ngày cho nhau,…

     Tất cả chúng tôi đều nghĩ về ngày đó, một ngày không xa...
     

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

ÂU LÀ PHẦN SỐ (1)

                                                                                                                                 Truyện ngắn



     Thảo không sinh không sống ở quê, nhưng không hiểu sao trong đầu Thảo luôn hiển hiện cuộc sống vùng quê.

     Hồi nhỏ ký ức của Thảo là bãi cát trắng rộng lớn trải dài, băng qua bãi cát là rì rào sóng biển. Thảo tung tăng chạy nhảy đón sóng, rồi hoảng sợ khi nước ùa trở ra biển kéo theo cát làm chân Thảo sụt xuống,…Trong đầu Thảo miên man tưởng tượng đến hình ảnh Thảo đang dạo bộ chuyện trò cùng ai đó bên bờ cát trắng, sóng vỗ rì rào, gió biển rười rượi,…Bãi biển chỉ có hai người, thật là yên tĩnh, thanh bình, và ấm áp.

mokara


     Lớn lên chút nữa, cạnh nhà Thảo có anh hàng xóm. Hằng ngày anh í cứ muốn nghe Thảo đọc thơ “Em ở thành Sơn chạy giặc về, tôi từ chinh chiến cũng ra đi…Thoáng hiện em về trong đáy cốc, nói cười như chuyện một đêm mơ…Nhà nàng ở cạnh nhà tôi, cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rờn…”. Đổi lại anh vô cùng nhiệt tình làm giúp Thảo đủ thứ việc lặt vặt, cho Thảo mượn nguyên cả tủ sách toán đem về nhà tha hồ học, rồi lúc nào cũng muốn giảng bài mỗi khi Thảo thắc mắc không biết hỏi ai. Suốt thời gian dài người mà Thảo tưởng tượng luôn là hình ảnh anh í.

đơn cam


     Ủy ban bắt dân lên núi trồng sắn, Thảo tưởng tượng hình ảnh anh đang cuốc từng luống đất đã xanh màu lá sắn, mồ hôi nhễ nhại, Thảo xách lồng cơm và ấm nước chè ra chỗ anh làm, rót nước cho anh uống, soạn cơm cả hai cùng ăn. Giữa cánh đồng sắn chỉ có hai người…, Ôi ! Thật là thơ…


hoàng thảo mắt mèo


     Trên đường về quê, ngang cánh đồng lúa vàng trĩu nặng thoang thoảng hương thơm của lúa và rơm rạ, Thảo hít một hơi dài, gió mơn man mát rượi, trong đầu Thảo lại hiện ra hình ảnh Thảo và anh í đang thoăn thoắt gặt lúa, rồi cả hai cùng nghỉ tay, rót cho nhau từng chén nước chè, nhìn nhau tràn đầy yêu thương quên bẵng đi mệt nhọc.




     Ngày anh chia tay Thảo để theo đoàn của Phường vào Nam giúp dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, trong đầu Thảo hiện ra hình ảnh anh đang chặt cây làm nhà đơn sơ trên núi, phụ giúp anh lợp nhà là một chị có nét đẹp đằm thắm, anh và chị ấy thỉnh thoảng lại nhìn nhau tươi cười quên đi vất vả, Thảo thầm cầu mong đoạn đường sắp tới của anh sẽ luôn là niềm vui và hạnh phúc, thế nhưng… hình như  trái tim Thảo đang có cái gì đâm vào đau nhói.


dã hạc


     Hơn mười năm không một lá thư không một lời nhắn gởi, Thảo luôn tin anh sẽ về dù chỉ một lần, để nhìn thấy Thảo đang trưởng thành, đang lớn,…

     Anh về quá muộn! hay Thảo không đủ niềm tin để chờ đợi?

     Âu cũng là phần số.



thanhtran2014

Ghi chú:
     1. Củ sắn: miền Nam còn gọi củ mì
     2. Hình ảnh không có tính minh họa
     3. Lan quá đa dạng mình ghi chú tên nhưng ko chắc lắm, ai thấy mình sai xin nhắc cho để mình sửa lại cho đúng nhé. Cám ơn nhiều.


Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

NGƯỜI THỔI HỒN CHO ĐÁ

   
                                                                                                                  Truyện ngắn cực ngắn




     Nhà anh ở gần nhà tôi. Từ nhỏ tôi loáng thoáng nghe mọi người nói anh tham gia phong trào học sinh sinh viên biểu tình đấu tranh cho cộng sản. Có lần mẹ anh đi thăm anh về ghé chuyện trò to nhỏ với mẹ tôi "sắp bị đưa ra Côn Đảo rồi vì không chịu chào lá cờ ba sọc đỏ". Sau bảy lăm tôi mới thật sự đầu tiên nhìn thấy anh bằng xương bằng thịt. Một thanh niên dong dỏng cao, khuôn mặt đẹp trai mang dáng vẻ trí thức.

     Hồi đó không biết anh làm gì, tôi chỉ luôn thấy anh trang phục chỉnh tề, bên hông mang túi xách, anh đứng trên lề đường nói liên tục, mọi người vòng trong vòng ngoài chen chúc đứng nghe, tôi cũng chen vô say sưa nghe anh diễn thuyết "rồi đây xã hội chúng ta sẽ không có kẻ giàu người nghèo, cách mạng luôn quan tâm đến những người cực khổ và không để cho ai phải bị thiệt thòi hoài". Anh mở túi xách lấy ra một bì trong đó là những viên đường vuông vuông màu trắng "ví dụ những người dân tộc sống trên núi lâu ni họ khổ cực nhiều, nhà nước sẽ ưu tiên đưa loại đường trắng ni lên cho người dân tộc dùng, còn người kinh ở thành phố như mình đây lâu ni sung sướng hơn người dân tộc, ở toàn nhà xây, làm việc trong im trong mát, thành ra nhà nước sẽ phân phối loại đường đen cho dân thành phố dùng". Tôi hồi đó đang học lớp ba, đầu óc như tờ giấy trắng, nghe nói tới hai chữ "công bằng" là tâm trí cứ ngẫm nghĩ "đúng rồi, phải công bằng, đừng để cho ai phải bị thiệt thòi mà tội".

     Sự đời lý thuyết luôn phủ màu xanh màu hồng, có vậy mới rủ rỉ được nhiều người theo. Nhưng thực hiện lý thuyết là những người phàm mắt tục với đầy đủ thất tình (hỉ nộ ái ố...), tham sân si,...thành ra ai mà lý tưởng lắm chắc có lẽ sẽ vỡ mộng nhiều.

     Đám tang bà ngoại có anh chúng tôi nhẹ nhõm hẳn. anh khoe đã xuất bản truyện....thơ...chúng tôi bên ngoài thì chúc mừng anh nhưng trong lòng đứa nào cũng lo lắng, bởi anh dồi dào năng lượng quá, lý tưởng và trực tính quá, làm sao tồn tại nổi trong thế giới của lợi ích nhóm.



     Có lần về thăm mẹ tôi anh hồ hởi nói với tôi "vừa rồi anh đi rừng cả tháng may mắn gặp được bãi đá đẹp ơi là đẹp, ước chi anh đem cả hết về, khi mô em vô coi nhiều lắm", rồi anh lấy trong ba lô tặng tôi hai viên nhỏ nhỏ, tôi thấy cũng thường không có chi gọi là đặc biệt. Anh nói "hai viên ni có nhiều cách xếp, em cứ xếp đi rồi anh đoán về em cho", tôi ngạc nhiên "bữa ni làm thầy bói à?", anh cười "anh nghiên cứu tử vi, vận lại số mình anh thấy rất đúng thành ra anh rất tin", rồi anh tặng tôi cuốn "lịch vạn niên" và khuyên tôi cũng nên nghiên cứu.



     Vào thăm mẹ anh nhân tiện ghé nơi sản xuất đá của anh. Ngoài sân là đống đá xù xì xấu xí viên nào cũng lớn rất lớn, có viên to hơn cả cái tô cái dĩa. Hai tủ kính hai bên phòng khách chưng toàn đá, những viên đá với đủ màu sắc lộng lẫy, mỗi viên được kê trên một cái bệ gỗ. Góc nhà cạnh cửa ra vào là cái bàn nhỏ với đủ thứ dụng cụ lổn nhổn: đục, búa, giấy nhám,...và vài viên đá đang đục dở dang. Ban đầu tôi cứ tưởng anh gọt viên đá theo hình dạng anh thích rồi phủ màu, đánh bóng lên. Nhưng hóa ra không phải, anh phân trần "đây là màu và vân tự nhiên của viên đá, anh chỉ khở lớp vỏ khô khan bên ngoài để lộ cái đẹp tự nhiên sẵn có bên trong viên đá mà thôi, cái hay ở chỗ là anh không biết vân của viên đá nó chạy như thế nào thành ra cứ kích thích kích thích anh đục đục...".



     Nghe anh say sưa giảng giải về đá, tôi đưa mắt nhìn đống đá xù xì vô tri vô giác ngoài sân, rồi lại nhìn những viên đá đẹp lung linh mỗi viên có một cái tên đang chưng trong tủ kính, khác nhau một trời một vực. Tâm trí tôi bỗng hiện về hình ảnh anh ngày xa xưa, những ngày đầu sau khi thống nhất đất nước, anh cũng say sưa nói về cái hay cái đẹp của cách mạng, về cái công bằng của chủ nghĩa xã hội, về cái viễn tưởng "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu" của chủ nghĩa cộng sản. Tôi mong anh cứ hãy thổi hồn cho đá, còn con người? vô tư và bàng quan với chính trị như tôi thì được, nhưng với những con người vừa làm chính trị vừa làm kinh tế thì biết đâu mà lần!

     Tôi mừng cho Anh - Người thổi hồn cho Đá.

   

(ThanhTran 29.5.14)


 Những viên đá nằm lăn lóc vô tri vô giác



Vài động tác đơn giản đục chùi ngắm nghía...



Chúng trở thành những tác phẩm có hồn thật sự





Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

CẦU LÔNG



     Người ta nói "Thượng đế thích chi thần dân hưởng nấy" mình thấy không sai chút nào.

     Sếp cũ rất cũ của mình thích cầu lông, vậy là hằng năm cứ sắp đến kỳ nghỉ 30/4-1/5 tất cả các khoa lại nhộn nhịp tham gia thi đấu cầu lông sau giờ làm việc chiều. Hồi đó phong trào cầu lông của cơ quan rất mạnh, có thể nói là một trong những đội nằm trong tốp đầu của Sở Y tế.

     Sếp cũ rất cũ tới kỳ nghỉ ngơi, sếp cũ lên thay lại không thích cầu lông mờ chỉ thích bóng bàn. Phong trào cầu lông của cơ quan trở nên mờ nhạt, sân cầu lông vắng teo, chiều chiều mọi người lại tập trung giành nhau cái bóng tròn nẩy qua nẩy lại gọn lỏn trong hội trường bệnh viện.

     Năm ni sân cầu lông không còn buồn bởi vì sếp mới lại rất thích cầu lông. Suốt hai tuần cơ quan sôi động hẳn lên với giải cầu lông nội bộ giữa các khoa, không ở đâu là không bàn luận về cầu lông. Suốt ngày thứ bảy hôm nay phải làm bù để được hưởng trọn năm ngày lễ 30/4-1/5 không hiểu sao bệnh nhân đến khám rất ít, rãnh rỗi mọi người lại rôm rả chuyện cầu lông cầu lá, quả cầu này hay quả cầu kia uổng, dự đoán ai nhất ai nhì cặp nào vô chung kết vui thật là vui. Thật đúng là thể thao kết nối mọi trái tim.

     Thứ hai thứ ba tới sẽ xong bán kết, chung kết, tổng kết trao giải trước khi nghỉ năm ngày lễ, nhưng mình biết bắt đầu từ đây mọi người sẽ lại rộn rã chuyện cầu lông cầu lá, món ăn tinh thần sau những giờ làm việc căng thẳng, và mình cũng không ngoại lệ.

     Mình thích cầu lông.
     Hì hì...






Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

MẸ CON CS ĐI OFF




     Tham gia các diễn đàn mạng xã hội dưới chiếc áo cố hữu cuoocjsoongs, CS loăng quăng đùa giỡn khắp nơi mỗi khi rãnh rỗi, trong ảo trêu nhau thoải mái thật dễ, chẳng ai biết ngoài đời mình là ai. Nhiều lần cũng muốn gặp gỡ giao lưu cho vui nhưng rồi đi đâu cũng gấp rút mong mau về nhà nên lại thôi.

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

8/3



     8/3 năm nay tôi chỉ biết hái ít hoa nhà tặng tôi và tặng tất cả những ai là nữ.







     Ngồi nhắm mắt trước vòng luân hồi, không tu không thiền, chỉ là tĩnh lặng hưởng thụ. Tôi yêu mến và cám ơn tất cả những gì đã đi qua trong cuộc đời.



     





Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

BÒ XÉ SỢI



   Có lần mình hướng dẫn cho nhỏ em Rất Huế làm món Tré, sau đó nhỏ nó điện thoại cho mình: "chị ơi, em làm thành công rồi, ngon rứa thê. Chị, em đăng bài tré ni lên mạng hí". Mình can nhỏ:"thôi đừng nữa, đồ món tré mờ". Nhưng chừ mình nghĩ lại, trong mười chị thế nào cũng có ít nhất hai chị muốn làm và đang tìm để tham khảo. Riêng mình thì chỉ làm một năm một lần vào dịp tết, mình lại không phải chuyên về nấu ăn, vì vậy để cho dễ nhớ mình toàn lấy tỷ lệ là những con số tròn dễ nhớ. Mong những ai là chuyên gia nấu ăn thấy mình thiếu sót chỗ nào hoặc làm như thế nào mới là đúng thì bổ sung giúp cho mình với nhé. Xin cám ơn trước nghe.

     Hôm ni món đầu tiên mình làm là "Bó xé sợi'

1. Nguyên liệu: Thịt bò 1 Kg, đường cát 2 lạng, xì dầu 4 muỗng canh, muối rang 2 muỗng canh, ớt bột nửa chén nhỏ, mè nửa lon, ngũ vị hương nửa gói

2. Cách làm:
     - Thịt bò cắt miếng vuông xuôi theo thớ thịt, rồi đem hấp. Khi thịt chín lấy ra để nguội rồi xé sợi như trong hình

     - Bỏ toàn bộ các nguyên liệu kể trên vào thịt đã xé sợi, xong đảo trộn cho đều, ướp 1 đêm


     - Đưa vào máy sấy sấy vừa khô hoặc sấy khô trên bếp lửa nhỏ bằng chảo không dính:


     - Sấy khô xong cất vô thẩu, thế là có một món cho tết.


1 kg thịt làm được chừng ni




Tui nhờ 0 nhé ra Đông Ba
Mua giúp giùm tui Tré Thẩu nha
Một món bình dân nhậu rất đã
Thơm ngon lại rẻ -rất Huế mà -
Nguyên liệu mần món Tré

Thẩu Tré

  1. Tết đã qua rồi mua mần chi!
    Thẩu Tré tui làm còn nguyên xi
    Quá bộ về đây ta cùng nhắm
    Xem như hậu Tết xứ "răng, ri,..."
    Hì hì...TML koai trên tê tui đưa thẩu Tré vô nhậu cho thoải mái nghe.
  2. (Thông cảm đã hết tết, chờ 340 ngày nữa gần Tết lại rồi tui gõ cách làm món Tré hỉ)



Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

TÔI ĐI TÌM KIẾM NIỀM VUI


    
Người ta chọn một niềm vui
Riêng tôi tìm kiếm niềm vui mỗi ngày





Mỗi ngày nhìn tụi nó học mình vừa lo vừa vui. 
Mỗi khi nhìn tụi nó cười mình càng vui hơn. 
Hình như cái vui cái buồn của mình cứ cuốn theo tụi nó.
Mình vui và cám ơn lắm số phận đã cho mình có được hai đứa nhỏ.


Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

CÓ MỘT NGÀY ĐỂ VUI


                                                                                                                               Truyện cực ngắn
     Sáng thứ sáu Trân hỏi vợ:
     - Em à, thường thường  các con tụ tập vào tối thứ sáu hoặc thứ bảy để nấu món ăn uống, vui đùa,...tuần này có không?
     - Không biết, không nghe mấy đứa nói chi cả.
     - Vậy em có muốn nấu chi rồi kêu chúng tới?
     - Không.
     Chợt Trân nhìn vợ rồi chọc ghẹo: